Nhãn hiệu đã bảo hộ được quyền chuyển nhượng

I. Sự cần thiết phải đăng ký nhãn hiêu

Về mặt quy định pháp luật thì nhãn hiệu không buộc phải đăng ký, tuy nhiên nếu không đăng ký mà bị người khác lấy đăng ký thì rất khó vãn hồi, đặc biệt đối với nhãn hiệu chữ. Thực tế cho thấy rằng nhãn hiệu không thuần chỉ là nhãn hiệu mà nó còn là tên công ty, tên miền, tên thương mại, thương hiệu. Do đó, nếu bị lấy đăng ký rồi bị yêu cầu đổi tên công ty, tên miền, thương hiệu thì quả thật rất đáng tiếc.

Nhượng quyền cà phê rất phổ biến

Việc chuyển nhượng nhãn hiệu cũng vậy, do nhãn hiệu không buộc đăng ký nên đối với nhãn hiệu không đăng ký bảo hộ thì không đặt ra vấn đề đăng ký chuyển nhượng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhưng rủi ro đối với bên nhận chuyển nhượng về khả năng bảo hộ còn đó, và việc chuyển nhượng nhưng không đăng ký được tại cơ quan nhà nước thì không có hiệu lực.

II. Quy định pháp luật về hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Luật sở hữu trí tuệ quy định:

Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

3.Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:

a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 148. Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

1.Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Điều 148 Luật sở hữu trí tuệ nêu trên khẳng định rằng việc chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

III. Đăng ký nhãn hiệu để bảo vệ tên miền, tên thương mại, tên công ty, thương hiệu

Thực tế ở nước ta có rất nhiều doanh nghiệp, sau khi đã xây dựng được thương hiệu thì liền thực hiện quyền chuyển nhượng cho người khác. Tất nhiên chưa hẳn chủ thể kinh doanh nào cũng có ý định chuyển nhượng nhãn hiệu, bởi dù sao thì đó cũng là công sức, sự cố gắng, nỗ lực trong một thời gian dài của chủ sở hữu và cả một tập thể, thậm chí nhãn hiệu có thể gắn bó cả đời với chủ sở hữu và được kế thừa bởi thế hệ tiếp theo. Nhưng nhãn hiệu còn là tên công ty, tên miền, tên thương mại, thương hiệu nên việc đăng ký bảo hộ là hết sức cần thiết. Và Nhãn hiệu được bảo hộ còn cho chủ sở hữu được thực hiện quyền chuyển nhượng nhãn hiệu, một quyền phái sinh quan trọng từ việc được bảo hộ.

Để lại bình luận

Để lại bình luận

Cùng chuyên mục

Liên hệ tư vấn

Quý khách có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn nhanh chóng từ đội ngũ Luật sư của chúng tôi!
Liên hệ
0977 315 404

Đặt lịch hẹn

Note: Vui lòng điền đầy đủ các thông tin có (*) để luật sư chúng tôi có thể tư vấn cụ thể nhất cho quý khách!

Đặt lịch tư vấn

Note: Vui lòng điền đầy đủ các thông tin có (*) để luật sư chúng tôi có thể tư vấn cụ thể nhất cho quý khách!
Trò chuyện với Luật Sư của chúng tôi