Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam để đăng ký nhãn hiệu quốc tế

I. Các phương thức đăng ký nhãn hiệu từ Việt Nam ra nước ngoài

Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể nộp đơn đăng ký ra nước ngoài theo 03 cách:

  • Nộp đơn theo Thỏa ước Madrid nếu yêu cầu bảo hộ tại nước thành viên của Thỏa ước Madrid
  • Nộp đơn theo Nghị định thư Madrid nếu yêu cầu bảo hộ tại nước thành viên của Nghị định thư Madrid mà không phải là thành viên của Thỏa ước Madrid
  • Nộp đơn trực tiếp vào các quốc gia mà không thông qua hệ thống Madrid

Trong đó cách thức nộp đơn trực tiếp vào các quốc gia thì không thông qua cơ quan quản lý nhà nước về Sở hữu công nghiệp nên vấn đề này đặt ra đối với những chủ sở hữu nhãn hiệu đã có mối quan hệ với các đại diện ở nước ngoài, nên không nhất thiết phải có sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước.

II. Bắt buộc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam rồi mới được đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Nghị định 103/2006 của Chính phủ quy định:

Điều 12. Đơn quốc tế về nhãn hiệu

3.Tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể thực hiện quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thoả ước Madrid hoặc theo Nghị định thư Madrid theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn theo Thoả ước Madrid nếu yêu cầu bảo hộ tại nước thành viên của Thỏa ước Madrid, với điều kiện đã được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam;

b) Nộp đơn theo Nghị định thư Madrid nếu yêu cầu bảo hộ tại nước thành viên của Nghị định thư Madrid mà không phải là thành viên của Thỏa ước Madrid, với điều kiện đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

Như vậy, theo khoản 3 điều 12 Nghị định 103/2006 thì tổ chức, cá nhân Việt Nam chỉ có thể thực hiện quyền đăng ký nhãn hiệu quốc tế khi ít nhất đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam nếu muốn đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua hệ thống Madrid.

Đăng ký sở hữu trí tuệ rất cần thiết

Đối với trường hợp nộp đơn trực tiếp, thực tế hầu như không có trường hợp cá nhân, tổ chức chưa đăng ký tại Việt Nam mà lại đi nộp đơn đăng ký quốc tế. Bởi để tiến hành hoạt động kinh doanh ở nước ngoài bằng các hình thức xuất khẩu, chi nhánh, văn phòng đại diện, thì ít nhất cá nhân, tổ chức phải có hoạt động kinh doanh tại quốc gia nơi cá nhân, tổ chức đó mang quốc tịch.

Bởi vậy, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là thủ tục tất yếu đối với các doanh nghiệp có hướng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài. Ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu và các quốc gia phát triển khác thì quyền sở hữu trí tuệ rất được coi trọng, và chi phí đăng ký bảo hộ thường khá cao. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thuộc mức trung bình.

Để lại bình luận

Để lại bình luận

Cùng chuyên mục

Liên hệ tư vấn

Quý khách có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn nhanh chóng từ đội ngũ Luật sư của chúng tôi!
Liên hệ
0977 315 404

Đặt lịch hẹn

Note: Vui lòng điền đầy đủ các thông tin có (*) để luật sư chúng tôi có thể tư vấn cụ thể nhất cho quý khách!

Đặt lịch tư vấn

Note: Vui lòng điền đầy đủ các thông tin có (*) để luật sư chúng tôi có thể tư vấn cụ thể nhất cho quý khách!
Trò chuyện với Luật Sư của chúng tôi