Việt Nam “siết” các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Ban thường trực với 20 thành viên đến từ 9 bộ, ngành được thành lập để thực thi quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp.
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa công bố danh sách Ban thường trực Chương trình hợp tác phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Chương trình Hành động 168) giai đoạn III 2019-2023. Bà Nguyễn Như Quỳnh, Phó Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ là Trưởng ban. Các thành viên khác đến từ Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Ban thường trực có nhiệm vụ cùng phối hợp để thực thi quyền Sở hữu trí tuệ trong đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Thứ trưởng Phạm Công Tạc phát biểu tại phiên họp lần thứ Nhất của Ban Thường trực. Ảnh: TTTT.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho biết, Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam (ban hành từ năm 2005- Pv), đang được sửa đổi một số điều, dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp tháng 10/2021 và trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 5/2022.

Luật sửa đổi có 7 nhóm chính sách lớn được chú trọng, theo tinh thần khuyến khích sáng tạo, bảo hộ và khai thác hiệu quả, hợp lý các tài sản trí tuệ do Việt Nam tạo ra; khuyến khích thương mại hóa và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đối với các sáng chế tại Việt Nam. Các quy định được lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả các cam kết sở hữu trí tuệ trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) khi Việt Nam tham gia.

Tại phiên họp lần thứ Nhất, Ban Thường trực Chương trình 168 xác định các nhiệm vụ, trong đó tập trung xây dựng và thực thi pháp luật; nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp hành chính, dân sự và hình sự trong phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các bên sẽ cùng nhau trao đổi thông tin, kinh nghiệm, nâng cao năng lực và tuyên truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và cộng đồng.

Để lại bình luận

Để lại bình luận

Cùng chuyên mục

Liên hệ tư vấn

Quý khách có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn nhanh chóng từ đội ngũ Luật sư của chúng tôi!
Liên hệ
0977 315 404

Đặt lịch hẹn

Note: Vui lòng điền đầy đủ các thông tin có (*) để luật sư chúng tôi có thể tư vấn cụ thể nhất cho quý khách!

Đặt lịch tư vấn

Note: Vui lòng điền đầy đủ các thông tin có (*) để luật sư chúng tôi có thể tư vấn cụ thể nhất cho quý khách!
Trò chuyện với Luật Sư của chúng tôi