Chủ đề: Quyền Của Nhà Sản Xuất Bản Ghi Âm, Ghi Hình

Chị H, Tổng giám đốc Công ty sản xuất chương trình nghệ thuật T, vừa qua Công ty T là nhà sản xuất độc quyền đối với Chương trình biểu diễn và phát hành CD âm nhạc của Ca sĩ MNT. Tuy nhiên, công ty phát hiện một số đơn vị trên địa bàn tỉnh VT thời gian qua đã sao chép bản ghi hình chương trình biểu diễn do Công ty T độc quyền. Chị H muốn hỏi Luật sư về hành vi sao chép chương trình biểu diễn của ca sĩ MNT có vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ không? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về quyền của nhà sản xuất bản ghi hình?

Phước Khang

Luật sư trả lời

Theo Khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, sửa đổi, bổ sung Điều 30 quy định về các quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình như sau:

          “Điều 30. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình

1. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền sau đây:

a) Sao chép toàn bộ hoặc một phần bản ghi âm, ghi hình của mình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 30 Sở hữu trí tuệ;

b) Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 30 Sở hữu trí tuệ;

c) Cho thuê thương mại tới công chúng bản gốc, bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình, kể cả sau khi được phân phối bởi nhà sản xuất hoặc với sự cho phép của nhà sản xuất;

d) Phát sóng, truyền đạt đến công chúng bản ghi âm, ghi hình của mình, bao gồm cả cung cấp tới công chúng bản ghi âm, ghi hình theo cách mà công chúng có thể tiếp cận tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn.

2. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều 30 Sở hữu trí tuệ phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong trường hợp pháp luật không quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, các điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật Sở hữu trí tuệ.

3. Chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi sau đây:

a) Sao chép bản ghi âm, ghi hình chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp bản ghi âm, ghi hình, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại;

b) Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao bản ghi âm, ghi hình đã được chủ sở hữu quyền thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối.”

Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên của pháp luật, Công ty T có thể tham khảo để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, yêu cầu các đơn vị, tổ chức có liên thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ với Công ty, tiến hành các hoạt đồng phù hợp nhằm đảm bảo quy định của pháp luật.

Câu hỏi khác

Đặt câu hỏi cho luật sư

Quý khách có thắc mắc về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, có thể gửi câu hỏi tại đây. Luật sư chúng tôi sẽ dành thời gian giải đáp cho quý khách. Lưu ý: vấn đề sẽ được đăng công khai trên website của chúng tôi, các thông tin cá nhân riêng tư: email, số điện thoại của bạn sẻ được giữ kín. Vui lòng gửi câu hỏi của bạn ở form bên dưới.
Trò chuyện với Luật Sư của chúng tôi