Đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đăng ký bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp là bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển của công ty. Quy trình đăng ký bảo hộ thường phức tạp, kéo dài đến vài năm, với nhiều bước và yêu cầu hồ sơ đa dạng, khiến thủ tục đăng ký dù rất quan trọng, cấp thiết nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hoàn tất, dẫn đến việc hồ sơ “nằm treo”. Tình huống này tạo ra những lỗ hổng trong khả năng bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp có nguy cơ đối mặt với nhiều tổn thất về giá trị sáng tạo, mất đi lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh và đối mặt với rủi ro pháp lý. Doanh nghiệp cần sớm nắm rõ tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bởi đăng ký càng sớm sẽ mang lại nhiều lợi ích, giúp doanh nghiệp khẳng định quyền sở hữu hợp pháp đối với sáng chế và kiểu dáng công nghiệp, bảo vệ thành quả sáng tạo của mình trước khi có bất kỳ tranh chấp hay xâm phạm nào xảy ra.

Đăng ký sớm giúp doanh nghiệp khẳng định quyền sở hữu hợp pháp đối với sáng chế và kiểu dáng công nghiệp

I. Đăng ký bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp là gì?

Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp là tài sản trí tuệ quan trọng, mang lại giá trị thương mại to lớn cho doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu. Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022), sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình ứng dụng quy luật tự nhiên, còn kiểu dáng công nghiệp là thiết kế bên ngoài của sản phẩm, bao gồm hình khối, đường nét, màu sắc. Đăng ký bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp giúp chủ sở hữu xác lập quyền độc quyền, bảo vệ tài sản trí tuệ, ngăn chặn việc sao chép và tận dụng tối đa giá trị thương mại từ sáng tạo của mình.

II. Đối tượng được bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022), các đối tượng sau được bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp:

1. Sáng chế:

  • Sản phẩm (công cụ, máy móc, thiết bị, vật liệu).
  • Quy trình sản xuất hoặc phương pháp kỹ thuật.
  • Giải pháp kỹ thuật có tính mới, trình độ sáng tạo, và có khả năng áp dụng trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

2. Kiểu dáng công nghiệp:

  • Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới.
  • Kiểu dáng công nghiệp phải có tính sáng tạo.
  • kiểu dáng công nghiệp phải có khả năng áp dụng trong công nghiệp.

III. Quyền của Chủ sở hữu sáng chế và kiểu dáng công nghiệp

Chủ sở hữu sáng chế và kiểu dáng công nghiệp được bảo vệ các quyền sau:

1. Quyền nhân thân

  • Ghi tên: Được ghi tên là chủ sở hữu trong các Bằng độc quyền và giấy chứng nhận liên quan.
  • Nêu tên: Được nêu tên trong các tài liệu công bố về sáng chế và kiểu dáng công nghiệp.

2. Quyền tài sản

  • Sử dụng sáng chế/kiểu dáng công nghiệp: Có quyền sử dụng, chuyển nhượng, cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng sáng chế và kiểu dáng công nghiệp.
  • Nhận thù lao: Có quyền nhận thù lao từ việc sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp theo các quy định của pháp luật.

IV. Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp

Đăng ký bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu:

  • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp: Đăng ký bảo hộ giúp chủ sở hữu có chứng cứ chứng minh quyền sáng tạo và sở hữu hợp pháp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
  • Ngăn chặn hành vi xâm phạm: Giấy chứng nhận bảo hộ giúp chủ sở hữu có quyền thực hiện biện pháp pháp lý để chống lại việc sao chép hoặc sử dụng trái phép.
  • Tăng giá trị thương mại: Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ có giá trị cao hơn trong các giao dịch thương mại, giúp thu hút nhà đầu tư và tăng cường khả năng hợp tác, liên kết.
  • Khai thác kinh tế: Chủ sở hữu có thể cấp phép hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng để thu lợi từ sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp của mình.

 

Lợi ích đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp

V. Hồ sơ và Phí đăng ký

1. Sáng chế

Tài liệu cần chuẩn bị:

  • Tờ khai đăng ký sáng chế: Điền theo mẫu số 01 trong Phụ lục I của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.
  • Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích: Phải đáp ứng các quy định tại Phụ lục I của Nghị định 65/2023/NĐ-CP, bao gồm:
    • Tên sáng chế/giải pháp hữu ích
    • Lĩnh vực sử dụng
    • Tình trạng kỹ thuật
    • Mục đích
    • Bản chất kỹ thuật
    • Mô tả vắn tắt hình vẽ (nếu có)
    • Mô tả chi tiết phương án thực hiện
    • Ví dụ thực hiện
    • Lợi ích đạt được
    • Yêu cầu bảo hộ: Tách riêng sau phần mô tả, nêu rõ các dấu hiệu mới.
  • Hình vẽ/sơ đồ (nếu có): Tách thành trang riêng.
  • Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích: Không quá 150 từ, tách riêng và có thể kèm theo hình vẽ, công thức. Có thể bổ sung sau khi nộp đơn.

Tài liệu khác (nếu có):

  • Giấy ủy quyền (nếu nộp qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp).
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác).
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
  • Tài liệu thuyết minh nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống (nếu có).

Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký:

  • Mỗi đơn yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ.
  • Tất cả tài liệu phải bằng tiếng Việt và trình bày theo tiêu chuẩn quy định.
  • Tài liệu phải rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sửa chữa.

2. Kiểu dáng công nghiệp

Tài liệu tối thiểu:

  • Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp: Mẫu số 07 trong Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
  • Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp: Bao gồm:
    • Tên
    • Lĩnh vực sử dụng
    • Kiểu dáng tương tự gần nhất
    • Ảnh chụp/bản vẽ
    • Mô tả chi tiết
    • Yêu cầu bảo hộ
  • 04 bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Tài liệu khác (nếu có):

  • Giấy ủy quyền (nếu nộp qua tổ chức đại diện).
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy chuyển nhượng, nếu có).
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu).

Yêu cầu chung:

  • Mỗi đơn chỉ yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ.
  • Tài liệu phải bằng tiếng Việt và trình bày trên giấy A4.
  • Các tài liệu nhiều trang phải ghi số thứ tự.
  • Đơn có thể kèm theo dữ liệu điện tử.

VI. Thủ tục Đăng ký và Thời gian Cấp Giấy chứng nhận

1. Đăng ký sáng chế:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng.
  • Công bố đơn: Trong tháng thứ 19 hoặc 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Thẩm định nội dung: Không quá 18 tháng từ ngày công bố.

2. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng.
  • Công bố đơn: Trong 02 tháng kể từ quyết định chấp nhận đơn.
  • Thẩm định nội dung: Không quá 07 tháng từ ngày công bố.

Thời gian bảo hộ sáng chế tại Việt Nam là 20 năm kể từ ngày nộp đơn, trong khi kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong 5 năm, có thể gia hạn 2 lần, mỗi lần 5 năm, tối đa là 15 năm. Chủ sở hữu có quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế hoặc kiểu dáng mà không có sự đồng ý. Để duy trì quyền bảo hộ, chủ sở hữu cần nộp phí hàng năm theo quy định của Cục Sở hữu trí tuệ.

Việc đăng ký bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp là một đầu tư cần thiết để bảo vệ tài sản trí tuệ, ngăn chặn rủi ro pháp lý và tối đa hóa giá trị thương mại cho doanh nghiệp.

Cộng tác với chúng tôi

1

Thủ tục đơn giản hóa

2

Thời gian cấp nhanh chóng

3

Tư vấn toàn diện chuyên sâu

4

Hỗ trợ lưu trữ tài liệu

5

Hỗ trợ tư vấn phát triển thương hiệu

6

Hỗ trợ tư vấn quyền sở hữu trí tuệ liên quan

Liên hệ tư vấn

Quý khách có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn nhanh chóng từ đội ngũ Luật sư của chúng tôi!
Chat Zalo
0977 315 404

Đặt lịch hẹn

Note: Vui lòng điền đầy đủ các thông tin có (*) để luật sư chúng tôi có thể tư vấn cụ thể nhất cho quý khách!
Trò chuyện với Luật Sư của chúng tôi