I. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc một bộ sản phẩm
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta luôn gặp các sản phẩm, mỗi sản phẩm lại có một hình dáng khác nhau như: xe máy, ô tô, bao bì, nhãn hàng hoá, nồi cơm điện, mũ nón, … các sản phẩm này được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc kết hợp những yếu tố này lại với nhau và nhìn thấy được.Hình dáng bên ngoài của những sản phẩm này chính là kiểu dáng công nghiệp. Cá biệt có những bộ sản phẩm thể hiện ý tưởng sáng tạo chung như: bộ thìa nĩa là dụng cụ nhà bếp, bộ ấm ly để uống nước, bộ bàn ghế,… cũng được xem là bộ sản phẩm thuộc kiểu dáng công nghiệp.
Minh họa kiểu dáng công nghiệp
II. Vì sao phải đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Do tính chất được con người sáng tạo ra và được sản xuất công nghiệp hàng loạt, phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Vì thế mà những người nắm giữ kiểu dáng độc đáo của các sản phẩm, thường tạo ra giá trị kinh tế lớn hơn so với những người khác. Nên phải bảo hộ kiểu dáng công nghiệp để tránh trường hợp những người không sáng tạo mà chỉ chờ hưởng lợi từ việc sáng tạo của người khác, rồi làm hàng giả, hàng nhái, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người sáng tạo, người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, tuỳ theo tính thẩm mỹ của người sáng tạo mà mỗi sản phẩm lại có hình dáng bên khác nhau, nên kiểu dáng công nghiệp cũng có tính giúp phân biệt sản phẩm của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cũng là thúc đẩy sự sáng tạo, khi các chủ thể kinh doanh phải luôn suy nghĩ tính tối ưu về hình dáng bên ngoài của sản phẩm, nên người tiêu dùng sẽ được lợi hơn. Vì thế mà pháp luật quy định phải đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Thực tế, quy định bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là quy định chung của cả thế giới.
Sáng tạo là sự thể hiện tuyệt vời của trí tuệ
III. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tạo nhiều lợi thế
Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cá nhân, bao gồm:
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ:
- Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp giúp bạn xác lập quyền sở hữu đối với thiết kế sản phẩm, từ đó ngăn chặn hành vi sao chép, giả mạo và sử dụng trái phép.
- Chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp là bằng chứng pháp lý để bạn bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
Tạo lợi thế cạnh tranh:
- Kiểu dáng công nghiệp độc đáo giúp sản phẩm của bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh, thu hút khách hàng và tăng doanh thu.
- Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin với khách hàng và đối tác.
Mở rộng thị trường:
- Nhiều quốc gia yêu cầu sản phẩm phải có chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới được nhập khẩu. Do đó, việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp giúp bạn mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tăng giá trị thương hiệu:
- kiểu dáng công nghiệp độc đáo góp phần xây dựng thương hiệu mạnh, tăng giá trị doanh nghiệp và thu hút đầu tư.
Ngoài ra, đăng ký KDCN còn mang lại một số lợi ích khác như:
- Tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng.
- Thu hút đầu tư.
- Khuyến khích sáng tạo và đổi mới.
IV. Các tài liệu cần thiết cho đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Khi nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, thì phải nộp các tài liệu tối thiểu sau đây:
- 02 Tờ khai Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu của Cục sở hữu trí tuệ
- 04 Bộ ảnh chụp/ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp, bộ ảnh chụp phải thể hiện hình tổng thể, mặt trước, mặt sau, mặt trái, mặt phải, mặt trên, mặt dưới của sản phẩm
- 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp
V. Thời hạn xử lý đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Kể từ ngày nộp đơn tại Cục sở hữu trí tuệ, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được xử lý theo trình tự sau:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng
- Công bố đơn trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng có quyết định chấp nhận hợp lệ về mặt hình thức
- Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng kể từ ngày công bố đơn
VI. Thời hạn bảo hộ của Kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong thời hạn 5 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn 02 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm. Như vậy, tối đa một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khoảng 15 năm. Đây được xem là thời gian đủ để chủ sở hữu có thể khai thác được lợi ích kinh tế từ kiểu dáng công nghiệp mang lại. Sau thời gian này, kiểu dáng công nghiệp có thể được mọi người sử dụng, có thể vì tính mới không còn, hoặc đã không còn sự sáng tạo. Điều này thúc đẩy các cá nhân, tổ chức tiếp tục sáng tạo ra kiểu dáng mới cho sản phẩm.
VII. Các quyền của chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
Với ý nghĩa độc quyền, chủ bằng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại đối với kiểu dáng công nghiệp như: sản xuất kiểu dáng sản phẩm là chính nó [như đồ chơi,..], kiểu dáng sản phẩm là bao bì, kiểu dáng sản phẩm là các bộ phận rời của một sản phẩm hoàn chỉnh. Ngoài ra chủ văn bằng còn có các quyền sau đây:
- Ngăn cấm người khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng được bảo hộ
- Yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ trong trường hợp kiểu dáng công nghiệp bị xâm phạm
- Chuyển nhượng cho người khác
- Chuyển giao quyền sử dụng [li xăng] cho người khác
- Tặng cho người khác
- Để thừa kế cho người khác
- Góp vốn kinh doanh
Để tránh sản phẩm bị làm giả, làm nhái dẫn tới ảnh hưởng uy tín và mất thị phần, các đơn vị kinh doanh cần phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp
VIII. Những lợi ích khi được Luật sư tư vấn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
1. Đảm bảo tính chính xác và hiệu quả:
Luật sư sở hữu trí tuệ có chuyên môn về đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ giúp bạn chuẩn bị hồ sơ đăng ký đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật. Luật sư cũng sẽ tư vấn cho bạn về các chiến lược bảo hộ phù hợp với sản phẩm và thị trường mục tiêu của bạn.
2. Tăng khả năng được cấp văn bằng bảo hộ:
Luật sư có kinh nghiệm sẽ đánh giá khả năng được cấp văn bằng bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp của bạn và đưa ra các đề xuất để cải thiện hồ sơ đăng ký, tăng khả năng thành công.
3. Tiết kiệm thời gian và chi phí:
Luật sư sẽ giúp bạn thực hiện các thủ tục đăng ký một cách nhanh chóng và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn.
4. Bảo vệ quyền lợi của bạn:
Luật sư sẽ đại diện cho bạn trong các trường hợp tranh chấp liên quan đến đăng ký kiểu dáng công nghiệp, bảo vệ quyền lợi của bạn trước các vi phạm.
5. Cập nhật luật pháp:
Luật sư sở hữu trí tuệ luôn cập nhật các thay đổi trong luật pháp về kiểu dáng công nghiệp, đảm bảo rằng hồ sơ đăng ký của bạn tuân thủ theo quy định mới nhất.