Thực hiện đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu

I. Nhãn hiệu là gì

Nhãn hiệu là nhãn dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân.

Nhãn hiệu có thể được thiết kế dưới dạng từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng, hoặc kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng màu sắc. Nhãn hiệu có các chức năng chính sau đây

  • Phân biệt hàng hóa, dịch vụ:Giúp người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm của doanh nghiệp này khác với sản phẩm của doanh nghiệp khác.
  • Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp:Giúp doanh nghiệp khẳng định quyền sở hữu đối với sản phẩm của mình.
  • Công cụ cạnh tranh: Nhãn hiệu giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, tăng doanh thu.
  • Tạo dựng uy tín, hình ảnh:Nhãn hiệu là đại diện cho chất lượng, giá trị của sản phẩm, dịch vụ.

Một số nhãn hiệu nổi tiếng

II. Phân loại nhãn hiệu:

Không phải tất cả mọi nhãn hiệu đều giống nhau, tuỳ theo cách thiết kế, đối tượng sử dụng, khả năng phân biệt, nhãn hiệu được phân thành các loại sau:

  • Theo đối tượng sử dụng: Nhãn hiệu được phân thành nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Như nhãn hiệu Coca Cola là nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm nước uống giải khát. Còn nhãn hiệu MTP là nhãn hiệu dịch vụ cho dịch vụ tổ chức các buổi biểu diễn âm nhạc. Một nhãn hiệu có thể vừa là nhãn hiệu hàng hoá vừa là nhãn hiệu dịch vụ.
  • Theo khả năng phân biệt:Nhãn hiệu có khả năng phân biệt cao, nhãn hiệu có khả năng phân biệt trung bình, nhãn hiệu có khả năng phân biệt thấp.
  • Theo hình thức thể hiện: Nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình ảnh, nhãn hiệu phối hợp giữa chữ và hình ảnh, nhãn hiệu âm thanh được thể hiện dưới dạng đồ hoạ.

III. Vì sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Nhãn hiệu có chức năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân. Nên pháp luật quy định đăng ký để tránh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu còn có các lợi ích sau đây:

1. Đăng ký nhãn hiệu để xác lập quyền sở hữu:

  • Khi thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đây là bằng chứng pháp lý cho quyền sở hữu của cá nhân, doanh nghiệp đối với nhãn hiệu đó.
  • Giúp cá nhân, doanh nghiệp ngăn chặn người khác sử dụng trái phép nhãn hiệu và bảo vệ danh tiếng thương hiệu của cá nhân, doanh nghiệp.

2. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để bảo vệ khỏi hành vi xâm phạm:

Sau khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cá nhân, doanh nghiệp có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu của mình, chẳng hạn như:

  • Sử dụng nhãn hiệu mà không được phép của cá nhân, tổ chức: bao gồm việc sử dụng nhãn hiệu trên sản phẩm, dịch vụ, quảng cáo, v.v
  • Sử dụng nhãn hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng:
  • Cạnh tranh không lành mạnh: sử dụng nhãn hiệu của cá nhân, doanh nghiệp để làm giảm uy tín hoặc gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

3. Đăng ký nhãn hiệu để tăng độ nhận diện thương hiệu:

  • Nhãn hiệu được đăng ký sẽ được bảo vệ trên toàn quốc, giúp cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng xây dựng thương hiệu và tăng độ nhận diện cho sản phẩm, dịch vụ.
  • Khi người tiêu dùng nhìn thấy nhãn hiệu, họ sẽ biết rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đó đến từ doanh nghiệp và có chất lượng cao.

4. Đăng ký nhãn hiệu để khai thác các lợi ích thương mại từ nhãn hiệu:

  • Nhãn hiệu được đăng ký có thể được sử dụng như một tài sản thương mại có giá trị.
  • Cá nhân, doanh nghiệp có thể cấp phép cho người khác sử dụng nhãn hiệu để thu phí.
  • Có thể bán hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu cho người khác.

5. Bảo hộ thương hiệu để tạo dựng uy tín và niềm tin:

  • Nhãn hiệu được đăng ký cho thấy rằng bạn là một doanh nghiệp chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
  • Việc này giúp cá nhân, doanh nghiệp xây dựng lòng tin với khách hàng và thu hút thêm khách hàng tiềm năng.

IV. Hồ sơ thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Để đăng ký nhãn hiệu, cá nhân và doanh nghiệp cần cung cấp:

  1. Mẫu nhãn hiệu (logo)
  2. Danh sách hàng hoá, dịch vụ kinh doanh
  3. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu của Bộ khoa học công nghệ

Phí đăng ký nhãn hiệu: 2.000.000đ/nhóm sản phẩm, dịch vụ (đã bao gồm phí nhà nước)

  • Có 45 nhóm sản phẩm/dịch vụ: tuỳ sản phẩm, dịch vụ thuộc nhóm khác nhau. Ví dụ: mỹ phẩm thuộc nhóm 03, dịch vụ xây dựng thuộc nhóm 37.
  • Tuỳ theo phạm vi kinh doanh, mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu có thể có 1 hoặc nhiều nhóm
  • Kết quả thủ tục: được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết nhất để bảo vệ thương hiệu

V. Thời hạn xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu

Kể từ ngày nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ , đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn
  • Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
  • Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn.

Có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, cho một lần đăng ký thì gần như Nhãn hiệu được bảo hộ mãi mãi.

Cộng tác với chúng tôi

1

Hồ sơ đơn giản

2

Tư vấn tận tình

3

Hỗ trợ lưu trữ thông tin

4

Bao quát nhiều khía cạnh

5

Hỗ trợ tư vấn liên quan đến kinh doanh

6

Hỗ trợ tư vấn giải quyết tranh chấp

7

Hỗ trợ tư vấn các thủ tục hành chính

8

Giải pháp xử lý nhanh

Liên hệ tư vấn

Quý khách có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn nhanh chóng từ đội ngũ Luật sư của chúng tôi!
Chat Zalo
0977 315 404

Đặt lịch hẹn

Note: Vui lòng điền đầy đủ các thông tin có (*) để luật sư chúng tôi có thể tư vấn cụ thể nhất cho quý khách!
Trò chuyện với Luật Sư của chúng tôi