Chuyển nhượng cổ phần của cá nhân không là cổ đông sáng lập

Nhu cầu chuyển nhượng cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam là một vấn đề được nhiều người quan tâm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu. Đây là một trong những hoạt động thường xuyên của các doanh nghiệp. Các cá nhân trong công ty cổ phần được phép chuyển nhượng cổ phần của mình cho một cá nhân khác. Vậy pháp luật quy định ra sao về vấn đề này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu!

Cổ đông không phải là cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác

Ảnh minh họa

1. Các loại cổ phần được phép chuyển nhượng và các phương thức chuyển nhượng 

Các loại cổ phần được phép chuyển nhượng bao gồm cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại. Các phương thức chuyển nhượng bao gồm chuyển nhượng trực tiếp thông qua các hình thức giao dịch như mua bán và chuyển nhượng gián tiếp thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Cụ thể:

  • Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký.
  • Và trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

2. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cá nhân 

  • Các bên tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
  • Lập biên bản xác nhận đã hoàn thành thủ tục trên
  • Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.

Các cổ đông chỉ cần thực hiện các thủ tục chuyển nhượng nội bộ công ty, không cần thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

3. Đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông

Theo khoản 7 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 , công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu theo quy định tại Điều lệ công ty.

4. Kê khai thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ Khoản 4 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BTC) quy định về các khoản thu nhập chịu thuế của cá nhân thì thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là khoản thu nhập chịu thuế TNCN.

Thu nhập chứng khoán bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định tại khoản 1 Điều 4  Luật chứng khoán 2019

Căn cứ Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì số thuế phải nộp chịu thuế TNCN với tỉ lệ 0.1% nhân với giá chuyển nhượng cổ phần.

Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp. Inter Justice sẽ hỗ trợ Quý khách hàng cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng và hiệu quả.

Ánh Tuyết – Inter Justice

Để lại bình luận

Để lại bình luận

Cùng chuyên mục

Liên hệ tư vấn

Quý khách có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn nhanh chóng từ đội ngũ Luật sư của chúng tôi!
Liên hệ
0977 315 404

Đặt lịch hẹn

Note: Vui lòng điền đầy đủ các thông tin có (*) để luật sư chúng tôi có thể tư vấn cụ thể nhất cho quý khách!
Trò chuyện với Luật Sư của chúng tôi