Bảo vệ thân chủ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản

I. Nội dung vụ án

  • “Một trong những kỹ năng hành nghề của Luật sư là bảo vệ thân chủ trong vụ án hình sự. Hiện nay lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra trên nhiều hình thức, từ truyền thống như qua quan hệ tiếp xúc, và hiện đại hơn là từ mạng xã hội, internet. Bảo vệ thân chủ bị lừa đào chiếm đoạt tài sản là một trong những sứ mệnh của Luật sư Inter Justice.”
  • Từ năm 2020, chị T thông qua quan hệ xã hội thì biết anh  A. Qua thời gian nói chuyện  và chia sẻ nhiều chuyện trong cuộc sống nên cả hai trở thành bạn bè. Cả hai đều có tài khoản Zalo, A nhiều lần sử dụng tài khoản zalo để nhắn tin mượn chị T những khoản tiền nhỏ và trả lại đúng hẹn. Từ khoảng tháng 07/2020, Thắng thường nhắn tin kể lể về hoàn cảnh gia đình khó khăn khi cha mẹ thường xuyên đau ốm và có một người em gái  hay đau bệnh nên hoàn cảnh rất khó khăn. chị T rất đồng cảm khi nghe A chia sẻ về hoàn cảnh khó khăn của gia đình. Lợi dụng lòng tốt của T nên A đã nhiều lần nhắn tin  nói ba mình bị bệnh nặng cần chi phí để phẫu thuật, cần T giúp đỡ cho mượn tiền. Khi nhận sự cầu cứu của A, chị T đã nhiều lần chuyển tiền cho A mượn tiền.

Hành vi sử dụng mạng xã hội để lừa đảo ngày càng phổ biến

  • Tháng 10/2020, A nhắn tin cho T cần vay tiền để lo mai táng cho mẹ và đưa ra nhiều thông tin về hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, bố  bệnh tật phải vay tiền để lo chạy chữa nên không còn ai khác chỉ có thể nhờ T giúp. Thương hoàn cảnh ngỡ là sự thật như cầu cứu của A nên T tiếp tục chuyển tiền cho A lo mai táng cho mẹ và chữa bệnh cho bố. Vì tin tưởng thông tin A cung cấp về hoàn cảnh gia đình nên T đã thực hiện nhiều giao dịch chuyển tiền vào tài khoản của A , tổng số tiền là: 2 tỷ đồng. Để làm tin A còn đưa giấy phép lái ô tô cho T giữ để vay mượn. Sau đó A không trả tiền cho T, A thừa nhận đã đầu tư forex toàn bộ số tiền mượn của T, từ đó cắt liên lạc, bỏ đi khỏi nơi cư trú.
  • Đau xót khi lòng thương người đặt sai chỗ, chị T tìm tới Luật sư để được tư vấn giải quyết về hành vi chiếm đoạt tài sản.

II. Quy định pháp luật liên quan sự việc

Điều 46. Các biện pháp tư pháp

1. Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm:

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

III. Tư vấn của Luật sư

  • Hành vi của A có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản, nên hướng dẫn chị T đến cơ quan cảnh sát điều tra cấp thành phố để khai báo
  • Tiến hành giám định Giấy phép lái xe mà A đưa cho chị T làm tin để thực hiện thủ đoạn vay mượn
  • Hỗ trợ chị A khi thực hiện các thủ tục tại cơ quan cảnh sát điều tra

IV. Kết quả giải quyết vụ việc

  • Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra làm rõ hành vi chiếm đoạt tài sản và làm giả giấy tờ, tài liệu.
Inter Justice - Tường pháp lý, Minh trí tuệ!
Tư vấn miễn phí
Luật sư Ngọc Bảo
Case Study khác
Trò chuyện với Luật Sư của chúng tôi