Hiện nay các doanh nghiệp thường đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Với mục đích để phân biệt nó với các sản phẩm khác trên thị trường. Tuy nhiên, có phải tất cả công ty, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu hay không? Bài viết này Inter Justice sẽ cho biết tổ chức, cá nhân nào có quyền đăng ký nhãn hiệu ?
Đầu tiên, chúng ta phải hiểu nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Tổ chức, cá nhân nào có quyền đăng ký nhãn hiệu?
- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có thể đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó;
- Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có thể cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu khi đáp ứng những điều kiện theo Luật Sở hữu trí tuệ.
-> Theo quy định, các tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu, bao gồm:
- Công ty cổ phần
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Doanh nghiệp tư nhân
- Hộ kinh doanh
- Hợp tác xã
- Cá nhân: Các cá nhân có thể đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm hoặc dịch vụ. Miễn là đáp ứng các yêu cầu pháp lý cụ thể.
Như vậy tất cả công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty Hợp danh. Kể cả doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu.
Ngoài ra các tổ chức dưới đây cũng có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:
- Tổ chức phi lợi nhuận: Các tổ chức phi lợi nhuận như các tổ chức từ thiện, các tổ chức xã hội. Hay các tổ chức khoa học và giáo dục có thể có quyền đăng ký nhãn hiệu cho các hoạt động của họ.
- Cơ quan chính phủ và tổ chức nhà nước. Trong một số trường hợp, các cơ quan chính phủ và tổ chức nhà nước cũng có thể đăng ký nhãn hiệu. Đặc biệt là để bảo vệ các dịch vụ công cộng hoặc thương hiệu quốc gia.
- Tổ chức quốc tế: Các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và các tổ chức phi chính phủ có thể đăng ký nhãn hiệu cho các hoạt động và dự án của họ.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài
- Tổ chức xã hội
Những lợi ích khi tổ chức cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Theo quy định của pháp luật, việc đăng ký nhãn hiệu là không bắt buộc. Các tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký, doanh nghiệp có thể:
- Xác lập quyền sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu
- Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh. Cả phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh. Kể cả trên biển hiệu, trang thông tin điện tử (website) tài liệu giới thiệu, danh thiếp. Phương tiện vận tải và các vật dụng, trang trí trong cơ sở kinh doanh.
- Nghiêm cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình hoặc nhãn hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình.
- Xác định được nhãn hiệu của doanh nghiệp mình có bị trùng hoặc tương tự với doanh nghiệp đã đăng ký trước hay không. Để tránh những vi phạm đáng tiếc. Cuối cùng các sản phẩm này lại bị thu hồi vì trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu trước đó.
Đăng ký nhãn hiệu doanh nghiệp nhận được sự bảo hộ của pháp luật về nhãn hiệu. Đồng thời mang lại những lợi ích phát triển cho doanh nghiệp. Chi phí đăng ký thấp nhưng lại đem lại rất nhiều lợi ích.
Nếu bạn muốn đăng ký nhãn hiệu không biết phải thực hiện hồ sơ đăng ký như nào. Hãy để Inter Justice trở thành đối tác giúp bạn. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng trong tương lai!
Kim Oanh-Inter Justice