Góp vốn bằng nhãn hiệu khi thành lập doanh nghiệp

Ở bài viết này, Inter Justice sẽ đề cập tới việc góp vốn bằng nhãn hiệu khi thành lập doanh nghiệp và điều kiện nào để được góp vốn bằng nhãn hiệu.

1. Có thể góp vốn bằng nhãn hiệu được không?

Điều 34 Luật Doanh nghiệp quy định “tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ…”.

Theo quy định tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ “Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền sở hữu công nghiệp.”. “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu…”

->Nhãn hiệu là quyền sở hữu trí tuệ được góp vốn để thành lập doanh nghiệp.

 

 

xr:d:DAGCLCHzRP4:2,j:4644761720030718072,t:24041204

 

2. Điều kiện để nhãn hiệu được dùng làm tài sản góp vốn khi thành lập doanh

Thứ nhất, nhãn hiệu được dùng làm tài sản góp vốn là nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ. Pháp luật Việt Nam không bắt buộc nhãn hiệu cần phải đăng ký. Tuy nhiên muốn sử dụng nhãn hiệu làm tài sản góp vốn thì cần phải đăng ký nhãn hiệu. Trừ trường hợp nhãn hiệu góp vốn là nhãn hiệu nổi tiếng thì nhãn hiệu thông thường của cá nhân, tổ chức chỉ được bảo hộ khi cá nhân, tổ chức đó đăng ký bảo hộ và được cấp văn bằng bảo hộ. Khi đó cá nhân, tổ chức mới có thể chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu đó thuộc sở hữu của mình..

Thứ hai, nhãn hiệu dùng để góp vốn phải còn thời hạn bảo hộ. Nếu hết thời hạn thì phải đang trong thời gian để gia hạn. Yêu cầu gia hạn trong vòng 06 tháng trước khi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực. Chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ. Có thể nộp muộn hơn nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực.

Thứ ba, Cá nhân, tổ chức góp vốn là chủ sở hữu hoặc cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đối với nhãn hiệu mới có thể dùng nhãn hiệu đó để góp vốn theo quy định của pháp luật. Bởi vì Theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật Doanh nghiệp Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp tài sản mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật. Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó cho công ty. Do đó, nếu người góp vốn không phải chủ sở hữu nhãn hiệu thì không thể chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu cho công ty được

3. Trình tự, thủ tục khi góp vốn nhãn hiệu để thành lập doanh.

Bước 1: Định giá tài sản góp vốn

Nhãn hiệu không phải là đồng Việt Nam vì vậy nhãn hiệu phải định giá và được thể hiện bằng đồng Việt Nam. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá. Theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.(Điều 36 Luật Doanh nghiệp)

Bước 2: Lập hợp đồng góp vốn

Trong hợp đồng góp vốn, cần thể hiện được đầy đủ các nội dung cơ bản của việc góp vốn như: Bên góp vốn, Bên nhận góp vốn (tên, địa chỉ, …); Nhãn hiệu ( Chủ giấy chứng nhận; số đơn; ngày nộp đơn; quyết định cấp; thời hạn bảo hộ,…); giá trị nhãn hiệu; thời hạn góp vốn; mục đích góp vốn; đăng ký góp vốn và nộp lệ phí; cam đoan của các bên,…

Bước 3: Chuyển giao quyền nhãn hiệu cho doanh nghiệp

Điều 35 Luật Doanh nghiệp quy định đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản (chuyển quyền nhãn hiệu) cho công ty theo quy định của pháp luật.

Khoản 1 Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ, Hợp đồng chuyển giao quyền nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Để được tư vấn các vấn đề liên quan tới nhãn hiệu hãy liên hệ ngay với Inter Justice.

Để lại bình luận

Để lại bình luận

Cùng chuyên mục

Liên hệ tư vấn

Quý khách có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn nhanh chóng từ đội ngũ Luật sư của chúng tôi!
Liên hệ
0977 315 404

Đặt lịch hẹn

Note: Vui lòng điền đầy đủ các thông tin có (*) để luật sư chúng tôi có thể tư vấn cụ thể nhất cho quý khách!

Đặt lịch tư vấn

Note: Vui lòng điền đầy đủ các thông tin có (*) để luật sư chúng tôi có thể tư vấn cụ thể nhất cho quý khách!
Trò chuyện với Luật Sư của chúng tôi