Bảo hộ với danh nghĩa sáng chế liên quan đến chương trình máy tính

Bảo hộ với danh nghĩa sáng chế liên quan đến chương trình máy tính

Cục Sở hữu trí tuệ ban hành văn bản hướng dẫn xác định đối tượng được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế liên quan đến chương trình máy tính.

Ngày 31/12/2021, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra Quyết định số 6193/QĐ- SHTT ban hành Phụ lục I về hướng dẫn xác định đối tượng được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế liên quan đến chương trình máy tính (sau đây gọi tắt là “Phụ lục I”), bổ sung vào Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế được ban hành kèm theo Quyết định số 487/QĐ-SHTT ngày 31/3/2010 của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 5196/QĐ-SHTT ngày 31/12/2020 (sau đây gọi tắt là “Quyết định số 487/QĐ-SHTT”).

Phụ lục I là kết quả đầu tiên của Đầu ra 1 thuộc Dự án “Nâng cao năng lực xử lý đơn sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ” sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Nhật Bản.

  • Việc đánh giá một đối tượng yêu cầu bảo hộ trong đơn đăng ký sáng chế liên quan đến chương trình máy tính có khả năng được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế hay không đã được quy định tại mục 5.8.2.5 Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế (Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định số 487/QĐ-SHTT.
  • Theo đó, đối tượng này có khả năng được bảo hộ nếu chương trình (phần mềm) khi chạy trên máy tính (phần cứng) tạo ra hiệu quả kỹ thuật khác ngoài các tương tác thông thường giữa chương trình và máy tính. Mục 5.8.2.5 Quy chế cũng đưa ra một số ví dụ về hiệu quả kỹ thuật khác như điều khiển một quy trình công nghiệp, xử lý dữ liệu thể hiện các thực thể vật lý hay thực hiện chức năng bên trong của máy tính hoặc các giao diện của nó dưới tác động của chương trình.
  • Tuy nhiên, thực tế cho thấy chương trình máy tính đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống nhằm phục vụ những nhu cầu và mục đích khác nhau, bao gồm cả những mục đích không mang tính kỹ thuật. Trong thực tiễn thẩm định, các tình huống trong đó đối tượng liên quan đến chương trình máy tính bao gồm các dấu hiệu kỹ thuật (ví dụ liên quan đến phần cứng) và cả các dấu hiệu phi kỹ thuật (được thực hiện bởi phần mềm) có xu hướng ngày càng tăng. Trong không ít trường hợp, việc xác định xem các đối tượng như vậy có đặc tính kỹ thuật hay xác định xem có hiệu quả kỹ thuật khác ngoài sự tương tác thông thường giữa chương trình và máy tính hay không là không dễ dàng.
  • Do đó, Phụ lục I được ban hành nhằm bổ sung các hướng dẫn để giải thích rõ hơn quy định tại mục 5.8.2.5 Quy chế, cụ thể là giải thích về hiệu quả kỹ thuật khác, một số dấu hiệu thường gặp có đóng góp cho đặc tính kỹ thuật của sáng chế để tạo ra hiệu quả kỹ thuật khác và cách thức xử lý trong quá trình thẩm định.

Để lại bình luận

Để lại bình luận

Cùng chuyên mục

Liên hệ tư vấn

Quý khách có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn nhanh chóng từ đội ngũ Luật sư của chúng tôi!
Liên hệ
0977 315 404

Đặt lịch hẹn

Note: Vui lòng điền đầy đủ các thông tin có (*) để luật sư chúng tôi có thể tư vấn cụ thể nhất cho quý khách!
Trò chuyện với Luật Sư của chúng tôi